Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/11 lao dốc trên diện rộng sau ba phiên tăng liên tiếp khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vẫn bất phân thắng bại cho đến phút chót. Đợt bán tháo trên thị trường tiền mã hóa cũng tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm xấp xỉ 647 điểm, tương đương 1,95%, và đóng cửa ở gần 32.514 điểm. Cổ phiếu Disney lao dốc 13,2% và dẫn đầu đà giảm của chỉ số gồm 30 blue chip này sau khi tập đoàn công bố doanh thu và lợi nhuận không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Chỉ số S&P 500 giảm 2,08% còn gần 3.749 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm sâu nhất khi mất 2,48% và dừng ở 10.353 điểm. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đi xuống sau ba phiên tăng liên tiếp trước và trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Phố Wall kỳ vọng Đảng Cộng hòa sẽ giành lại được ít nhất là một trong hai viện Quốc hội, nhiều khả năng là Hạ viện. Khi quyền lực ở quốc hội bị chia sẻ giữa hai đảng, các dự luật về chi tiêu công hay đánh thuế sẽ khó được thông qua, giúp cho doanh nghiệp và thị trường chứng khoán hưởng lợi. Quá trình bầu cử đã xong nhưng kết quả thì vẫn chưa rõ ràng, các hãng truyền thông lớn vẫn tỏ ra thận trọng, chưa tuyên bố đảng nào giành chiến thắng. Nhà đầu tư còn đang thận trọng trước báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 được công bố vào lúc 8h30 sáng 10/11 (theo giờ Mỹ). Các nhà kinh tế mà Dow Jones khảo sát kỳ vọng CPI tăng 7,9% so với một năm trước, thấp hơn so với mức tăng 8,2% của tháng 9. Số liệu lạm phát sẽ có tác động tới chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ông Johan Grahn, Giám đốc Phát triển Sản phẩm tại Allianz Investment Management, nhận định: “Lạm phát là kẻ thù số 1 của Fed. Nếu số liệu CPI lõi (không kể giá lương thực và thực phẩm) đi lên, tôi tin là thị trường sẽ phản ứng tiêu cực”. Theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS), chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 10/2022 đã giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy chỉ số này vào vùng âm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020. Con số này trái ngược so với mức tăng 0,9% của tháng 9. Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng áp dụng chiến dịch "Không COVID" (Zero COVID). Chính quyền ở nhiều địa phương tại Trung Quốc thường xuyên thông báo chính sách đóng cửa các cơ sở kinh doanh và buộc người dân ở tại nhà trong thời gian ngắn. Phần lớn các khu vực của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự bó buộc của các hạn chế đi lại, các chuỗi cung ứng quốc tế đang bị tắc nghẽn kéo dài và nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng.
Vàng đang có những tín hiệu có thể giảm, trong khi đó USD đã có xuất hiện dấu hiệu đảo chiều tăng trở lại trước khi số liệu lạm phát CPI được công bố. Hiện chúng ta sẽ quan sát Vàng phá vỡ trendline xu hướng giảm từ đầu năm nay, về PTKT thì có thể là đã xác nhận xu hướng tăng, tuy nhiên tôi cho rằng đà tăng đang chững lại và nếu lạm phát vẫn chưa thể kiểm soát thì khả năng cao kỳ vọng tăng lãi suất sẽ trở lại và tác động đến tâm lý thị trường khiến cho giá Vàng đảo chiều giảm trở lại theo xu hướng dài hạn
Bilgiler ve yayınlar, TradingView tarafından sağlanan veya onaylanan finansal, yatırım, işlem veya diğer türden tavsiye veya tavsiyeler anlamına gelmez ve teşkil etmez. Kullanım Şartları'nda daha fazlasını okuyun.