TRẢI & NGHIỆM NOTES 6 - ENDING

Güncellendi
Thà mất mặt, chứ đừng để mất tiền.

- Traders không có sĩ diện. Tui không biết ai phán câu này. Nhưng nó là chân lý đấy. Nhiều người nhảy vào một vị thế, nhận ra rằng đó là sai, nhưng vẫn quyết định ngồi lỳ trong đó cho đến khi mình thắng. Họ nhất quyết không chấp nhận thua. Họ trọng sĩ diện của mình hơn túi tiền. Đây là một phản ứng rất bình thường của con người. Muốn thành công trong thế giới Trading này, người Traders phải làm ngược lại. Họ không cần biết sĩ diện, chỉ cần biết là nếu sai là cut loss liền. Sai trong Market là một chuyện đương nhiên. Không sai mới là lạ. Bao nhiêu cái accounts đã tan nát trong Market chỉ vì cái sĩ diện?

- Điều mà người Traders nên phân biệt giữa cái gọi là sĩ diện và cái gọi là kiên nhẫn chờ đợi để Market nó quay về:

1. Nếu sau khi nhảy vào rồi, thấy Market hoàn toàn đi ngược lối mình suy luận. Những tin tức đưa ra, cộng thêm cường độ của giá nhảy… làm cho mình biết rằng mình đã sai. Đó là lúc nên bỏ chạy.
2. Còn nếu nhảy vào rồi, nhưng những lúc đầu tiên thị trường chưa hoàn toàn đi theo hướng mình mong muốn, và cái loss không to lắm. Thị trường lúc đó cũng chưa có một hướng đi dứt khoát thì rất có thể lệnh của mình cần chút kiên nhẫn.

Khả năng phân biệt được cái nào là cái nào và làm gì, tùy thuộc vào trải nghiệm cá nhân & sự nhạy bén về thị trường của từng người.

- Dần dần anh sẽ thấy rằng MAKE $ in the Market không có khó. KEEPING $ in Market mới THẬT SỰ KHÓ HƠN 100 lần. Welcome to the REAL TRADING WORLD...my man. GÀ luôn expect perfection. Trade lâu rồi anh sẽ biết rằng không bao giờ có perfection trong trò chơi này. Mà nếu anh bỏ công ra kiếm thì suốt đời anh sẽ kiếm không được đâu. Cứ thắng là được rồi. Thắng bao nhiêu cũng được. Miễn thắng là giỏi hơn người bên cạnh rồi. Anh có nghe câu châm ngôn này chưa? YOU'LL NEVER GO BROKE TAKING PROFITS.

Let profit run.

- Một tâm lý thường rất phổ biến ở những người mới học trade đó là khi họ thắng một chút là muốn chốt lời do tâm lý sợ mất lợi nhuận, ngược lại khi thua thì lại ôm lệnh rất lâu với hy vọng giá sẽ quay trở lại điểm hòa vốn. Tâm lý người ta trong Market, ai ai cũng bị chi phối bởi hai thái cực là Fear & Greed . Trader thành công thường làm ngược lại với lối suy luận này. Nghĩa là họ cut-loss rất mau mỗi khi thua và để profit chạy rất dài mỗi khi thắng. Tại sao lại phải lo sợ trong khi anh đang có lợi nhuận? Anh đã đúng, và không có lời nói nào thật hơn việc Market đang để cho anh ở trạng thái có lời.

- Jesses Livermore từng phán một câu mà cho đến nay vẫn còn là chân lý: “Anh sẽ chẳng có chút lợi nhuận nào nếu anh đã sai”. Không có lý do gì phải sợ nếu vị thế của anh đang có lời. Hãy kiên nhẫn để lợi nhuận chạy đến mức tối đa cho tới khi anh thật sự nhìn ra những yếu tố đảo chiều tiềm tàng hay những lý do căn bản cụ thể theo các quy tắc của anh mà nó chống lại vị thế của anh.

- Khi anh chấp nhận 2% loss, anh có thể chấp nhận 10% profit. Có nghĩa là sau khi mở một vị thế xong và thua thì anh sẽ cutloss 2%. Ngược lại, khi anh nhảy vào và lời khoảng 2% rồi thì anh không hẳn phải đi ra. Anh có thể ngồi đến mức mà anh muốn. Ngồi bao lâu để lời thêm bao nhiêu thì tùy. Giai đoạn này mới là giai đoạn phân biệt giữa người biết trade và người không biết trade. Tại vì lúc mới nhảy vào (long/short) thì xác xuất thắng thua cũng y như nhau thôi (50/50). Người biết trade là người thấy rõ rằng cái lệnh mình mới nhảy vào đó đúng là “a good trade”. Và khi anh thấy “a good trade” rồi thì anh làm gì? Anh đập thêm vào nữa.

- Hành động này giống y như con cá mập sau khi ngửi mùi máu. Con cá mập sau khi đánh hơi được con mồi, cái cắn đầu tiên rất nhẹ, vừa đủ để phân biệt được đó là con mồi. Sau khi xác định xong là nó tấn công như vũ bão. Đó là tại sao người ta thường ví Traders như là Sharks. Tại vì Trader khi thấy được mục tiêu là nó đập vào max luôn trong thời gian cực ngắn. Đó là tại sao trên Chart anh thấy break out/down. Tui gọi phương pháp này là cách đi tiền trong Trading.

- Bởi thế, trên thực tế số % thắng thua chỉ là 50% thôi, nhưng SỐ TIỀN thắng và thua – winning ratio thì rất cao. Người biết trade không phải là người biết sửa cái ratio này. Cha nào viết sách tuyên bố có thể thay đổi cái ratio này là XẠO. Vì đây là một PROBABILITY (xác suất) không thể thay đổi được. Tại sao nó không thể thay đổi được? Tại vì trên đời này CHƯA CÓ NGƯỜI NÀO nhìn thấy tương lai một cách chính xác. Vì chưa thấy chính xác cho nên mỗi lần xuống tay cũng chỉ là 50/50 ăn thua thôi. Nhưng sự kiện phân biệt được Trader nhà Nghề với GÀ là CÁCH ĐI TIỀN trong Trading.

Vì thế, khi anh đi vòng vòng trên Net, muốn đánh giá khả năng thật sự của một Trader ra sao, anh không cần người ta show trade. Tại vì cái trade không nói được gì. Nó không định nghĩa được khả năng người trade. Mà điều anh muốn thấy là lý luận phân tích cùng với cách thức đi tiền trong cái trade đó.

Don't take the Market go home

- Đối với phần lớn mọi người, thắng thua thường có nhiều ảnh hưởng tâm lý với bản thân, với gia đình. Nhiều người giải quyết sức áp lực của Trading khác nhau. Có người chôn sâu trong nội tâm, ít thổ lộ với người khác. Loại này thì hiếm. Ngược lại, có người thì trở nên cau có, quạo, gây gổ với người khác. Nếu anh lọt vào trong trường hợp thứ hai thì anh nên dừng lại và suy nghĩ về chuyện mình đã làm sai. Đừng đem những điều không cần thiết, như cau có, hay quạo về với gia đình. Người thân của anh không hiểu về cuộc chơi đầy gai góc trí óc này, và họ cũng không có lỗi gì trong đó. Hành động quạo vô cớ, hay cau có với gia đình vì anh thua trong Trading là một hành động của một kẻ đánh bạc, chứ không phải là của một Trader nhà nghề. Nếu anh không giữ được điều này thì nên ngưng trade và kiếm một nghề khác mà làm. Trading không thuộc về anh.
Not
P/S: Có bạn hỏi tui: Nếu "đi tiền" như thế thì lỡ đâu thị trường đảo chiều thì sao ?
Tui xin trả lời luôn là chúng ta còn STOPLOSS & bạn nên đọc thêm những bài viết trước của tui. Cái tui nói chỉ là ideas và bạn phải cá nhân hoá cho chính mình. Còn con số % cụ thể khi đặt Stoploss, mỗi lần đi lệnh bao nhiêu % vốn, hay đập thêm mỗi lần bao nhiêu % vốn, … thì tui xin giữ cho riêng mình vì nó chỉ phù hợp với cá tính của tui mà thôi; KHÔNG chắc gì phù hợp với bạn.
Chúc may mắn!
Beyond Technical Analysis

İlgili yayınlar

Feragatname